Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Mỹ và Trung Quốc đàm phán AI: Cơ hội hợp tác hay nguy cơ va chạm?
    Tin Việt Nam
Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan
    Tin Cộng Đồng
Nổ tại căn cứ quân sự Campuchia, 20 binh sĩ thiệt mạng
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
David Beckham kiện tài tử 'Transformers'
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Xã Luận
Một Năm Nhìn Lại
Đánh dấu hiệu quả của chính quyền do Tổng thống Joe Biden lãnh đạo gần kề 1 năm. Trong đó có ưu và khuyết điểm, theo như các nhà bình luận nhận định trong chính sách đối nội lẫn đối ngoại. Về đối nội, chính quyền Biden đã thành công khi được Quốc hội phê chuẩn ngân sách 1,200 tỷ Mỹ Kim cho chương trình tái thiết hạ tầng trong vòng 1 thập niên.

Về đối ngoại, cuộc triệt thoái quân đội ra khỏi Afghanistan sau 20 năm tham chiến tại đây là một thất bại nghiêm trọng cả chiến lược, chiến thuật và trên phương diện chính trị khi rút quân. Sự vội vả tháo lui đã gây nên nhiều thiệt hại về nhân mạng và lòng tin ở các đồng minh vào chính sách Hoa Kỳ. Riêng đối với Đông Nam Á hãy còn chập chững, nếu không muốn nói là thiếu sót trong những tháng ngày qua. Tuy nhiên một viễn ảnh tươi sáng cũng được ló dạng khi Tổng thống Biden vừa có những quyết định cứng rắn hơn với Trung Quốc, qua động thái vận động nổ lực u châu dồn vào Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Động thái trên đã đẩy Bắc Kinh tìm cách thoát ra sự cô lập của khối u châu và buộc Bắc Kinh phải tuân thủ luật pháp quốc tế. Điều mà từ trước đến nay Trung Quốc luôn luôn đứng trên hoặc đứng ngoài.

Công bình mà nhận định rằng chính quyền Biden trong các tương tác với đối tác và đồng minh, Hoa Thịnh Đốn đã có những bước tương nhượng cụ thể. Mặc dầu sự tương nhượng ấy không gây nên thiệt hại của Hoa Kỳ. Nhưng mặc khác, như vấn đề nhân quyền dân chủ Hoa Kỳ luôn luôn tôn trọng trọng và đặt lợi ích của con người làm đầu. Ví dụ như vấn đề Tân Cương, Duy Ngô Nhĩ, chính quyền Biden luôn đặt lên hàng chính yếu khi trao đổi với Trung Quốc. Đây là vấn đề nhức nhối hiện nay bên cạnh Đài Loan và Biển Đông. Những thách thức trên đã thể hiện qua chuyến viếng thăm của bà Thứ trưởng Ngoại giao Wendy Sherman công du Thái Lan, Indonesia, Campuchia. Nơi đây bà đã kêu gọi các quốc gia nầy đảm bảo các quyền tự do chính trị và duy trì các cam kết quốc tế của họ về nhân quyền. Trước đó một tuần, Ngoại trưởng Antony Blinken cũng đề cập đến vấn đề nhân quyền với Bộ trưởng Ngoại Giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn. Sau cuộc điện đàm giữa 2 nhà ngoại giao, Ngoại Trưởng Blinken cho biết ông rất lạc quan và tin tưởng Việt Nam đã và sẽ có những đổi thay trên lãnh vực tự do tôn giáo và nhân quyền.

Một vấn đề hiển nhiên, mặc dầu nhũng quốc gia thân hữu sẵn sàng bảo vệ lợi ích của Hoa Kỳ và chính họ. Tuy nhiên, không một quốc gia nào thích nghe những lời chỉ trích về nhân quyền trên quốc gia của họ. Do đó, họ muốn tách rời “gói nhân quyền” ra ngoài các cuộc trao đổi đôi bên. Như trường hợp Phi Luật Tân và Thái Lan mặc dù là đồng minh của Hoa Kỳ nhưng không được liệt kê vào danh sách Chiến lược An ninh Quốc gia trong chính quyền Biden. Lý do có sự phân biệt trên là chính quyền do Tổng thống Rodrigo Duterte phi dân chủ và tự do. Riêng Thái Lan do các nhà quân sự đảo chánh vào năm 2014, đưa đến chính quyền quân phiệt và dập tắc tiến trình dân chủ. Cũng như Myanmar, cuộc đảo chánh của giới quân đội vào ngày 1 tháng 2 năm 2021 đã đưa đất nước Miến Điện bị cai trị dưới tập đoàn quân phiệt. Do đó, chính quyền Biden đã thúc đẩy các quốc gia Đông Nam Á gây áp lực để Miến Điện tổ chức bầu cử có một chính quyền dân sự.

Tuy nhiên, trong cuộc bỏ phiếu vào tháng 4, khối ASEAN đã không đoạt được sự đồng thuận như Hoa Kỳ mong muốn ở Myanmar, vì có 4 thành viên trong 10 đã bỏ phiếu trắng không chấp thuận đề nghị của Hoa Kỳ đưa ra. Trên góc độ khác, chính quyền Biden gián tiếp gửi thông điệp đến các lãnh đạo khối ASEAN rằng Hoa Kỳ tìm kiếm đồng minh Á châu để hợp sức cùng Hoa Thịnh Đốn chống lại hành động của Trung Quốc trên Biển Đông và Hoa Đông. Tuy nhiên thông điệp trên không nói rõ những hành động cụ thể nào của Hoa Kỳ hỗ trợ cho những quốc gia ấy. Ngược bằng hiện nay Bạch Ốc và Bắc Kinh vẫn chưa có một giải pháp rõ ràng để họ có quyết định lựa chọn chiến tuyến. Vì thế cho đến nay Ngoại trưởng Blinken vẫn chưa chính thức nói chuyện trực tiếp với bất kỳ nhà lãnh đạo nào tại Đông Nam Á. Một nguyên nhân khác, sỡ dĩ bạn hữu Á châu vẫn còn dè dặt trước những mời gọi của Hoa Kỳ là vì Hoa Kỳ đã cô lập Trung Quốc trên nhiều lãnh vực. Tuy nhiên, Trung Quốc là thị trường thương mại lớn nhất của những quốc gia Á châu. Trước đây dưới thời Tổng Thống Trump, Hoa Kỳ đã rút khỏi Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương. Kể từ đó khối ASEAN đã thành lập Hiệp định Kinh tế Toàn diện khu vực với Trung Quốc cùng các đối tác bên ngoài.

Với mục đích tái tạo niềm tin, chính quyền Biden đã nâng cao vị trí Mỹ cùng các đối tác Á châu. Ví dụ điển hình như Hoa Kỳ sẽ tham gia diễn đàn khu vực cùng khối ASEAN và Hội nghị cấp cao Đông Á trước mối đe doạ càng ngày càng tăng của Trung Quốc. Hơn ai hết chính phủ Biden nhận rõ được tầm quan trọng của khối ASEAN không chỉ đối trọng riêng với Bắc Kinh mà ASEAN còn là chìa khoá mở ra các thách thức khác trong khu vực, như Mayanmar chẳng hạn. Chính tầm vóc Á châu nên Tổng Thống Biden đã tuyển chọn các vị Đại sứ am hiểu tường tận về Á châu, kể cả nền văn hoá của họ. Bên cạnh đó, ứng viên trong vai trò Phụ tá Bộ trưởng Quốc phòng phải là người có kiến thức quân sự.

Động lực thúc đẩy Hoa Kỳ tiến gần với khu vực Á châu do áp lực chi phối quan hệ kinh tế Mỹ-Trung, chính sách thuế quan và sự khác biệt trong chuỗi cung ứng kể từ thời Tổng Thống Trump, cùng sự căng thẳng giữa Đài Loan và Bắc Kinh. Đây là những ưu tiên để ông Tập Cận Bình thảo luận cùng Tổng thống Biden trong thời gian gần nhất. Nhưng, thuyết phục Hoa Kỳ dỡ bỏ các mức thuế mà nguyên Tổng Thống Trump áp đặt lên hàng hoá Trung Quốc 370 tỷ USD là điều khó thể… Nhưng thực tế cho thấy chính quyền Biden hiện đang bị áp lực từ giới doanh nghiệp Hoa Kỳ đòi hỏi dỡ bỏ chính sách thuế quan với Bắc Kinh.

Bên cạnh chính sách thuế quan và chuỗi cung ứng Hoa Kỳ đòi hỏi. Bắc Kinh còn phải đối diện với vấn đề Đài Loan và hồ sơ nhân quyền. Bắc Kinh hiện đang bị cộng đồng thế giới lên án vì hành động đàn áp người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ, như: lao động cưỡng bách, bỏ tù hàng triệu người trong các trại cải tạo lao động cưỡng bách v.v… hành động trên Ngoại trưởng Tony Blinken đã đặt Trung Quốc ngang hàng với “tội diệt chủng”.

Bên cạnh các vấn đề kinh tế và chính trị, Hoa Kỳ đòi hỏi Trung Quốc phải chịu trách nhiệm trong chương trình biến đổi khí hậu. Với lượng khí thải của Trung Quốc lên đến 35% gây nên hiệu ứng trên toàn thế giới. Thế nhưng đây là vấn đề gai góc không nói cùng một ngôn ngữ vì Tập Cận Bình phủ nhận con số (35%) do Mỹ đưa ra.

Một cách tổng quan, mốc thời gian gần 1 năm khi Tổng thống Biden “chấp chánh”, ông đã phải đối diện với nhiều biến chuyển từ Trung Đông, Bắc Hàn, Iran, Syria, Trung Á v.v.. và sự bành trướng Bắc Kinh với tham vọng thâu tính Đài Loan. Chính sách thuế quan cùng chuỗi cung ứng tạo nên những bất đồng ngày càng leo thang. Tuy nhiên, trên phương diện đối ngoại Joe Biden đã vận động được đồng minh u châu hỗ trợ chính sách xoay trục Á châu, khác với dưới thời Tổng thống Trump khối u Châu đã làm quay lưng với Hoa Kỳ. Đặc biệt ngày nay Úc, Nhật, Anh đã cùng Hoa Kỳ đứng chung trên một chiến tuyến chống lại Bắc Kinh. Đây là ưu điểm của chính quyền Biden. Tuy nhiên, về vấn đề di trú Tổng Thống Biden đã không có chính sách cứng rắn để chận đứng tình trạng nhập cư bất hợp pháp ở biên giới Mỹ và Mễ. Đây chính là lý do đưa đến số điểm được đánh giá thấp nhất từ trước đến nay so với những vị Tổng thống tiền nhiệm./.
DanQuyen.com (Theo danquyen.com)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Trung Quốc trước áp lực toàn cầu trong chính sách phá giá (24-04-2024)
    Mục Tiêu & Nhu Cầu Duy Trì Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) (22-03-2024)
    Lá Thư Tổng Biên Tập (08-02-2024)
    Mơ Hồ Chiến Lược (15-01-2024)
    Sự kết thúc của phép màu kinh tế Trung Quốc (16-12-2023)
    Cộng và trừ trong chương trình trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence) (20-11-2023)
    Cản lực và quyết tâm (19-10-2023)
    Chiến trường là thành tố cho nỗ lực hòa đàm (30-08-2023)
    Cuộc chiến chưa có lối ra (03-08-2023)
    Nguy cơ lão hoá của Trung Quốc (04-07-2023)
    Sức Mạnh Bảo Vệ Hoà Bình (17-05-2023)
    Tham vọng thống trị công nghệ của Bắc Kinh (22-04-2023)
    Dấu chân Đại hán trên châu Mỹ-Latin (22-03-2023)
    Cuộc Chiến Chưa Có Lối Ra (31-01-2023)
    Thuật ngữ của ĐCSTQ Trong Các Kỳ Đại Hội Đảng (11-12-2022)
    Kim Jong-Un kẻ cuồng vọng hạt nhân (07-11-2022)
    Trật tự mới trong tầm nhìn của Bắc Kinh và Moscow (12-10-2022)
    Kịch bản cho một cuộc chiến Đài Loan & Trung Quốc (14-09-2022)
    MỘT VIỆT NAM ĐOÀN KẾT HƠN, QUYẾT TÂM HƠN SAU ĐẠI DỊCH (10-09-2022)
    Tham vọng của Tập Cận Bình trong Đại Hội Đại Biểu Đảng CSTQ lần thứ 20 (10-08-2022)

Các bài viết cũ:
    Tiền đồn chiến lược quân cảng Ream và Dara Sakor (18-11-2021)
    Chiến lược bao vây Trung Quốc tại Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương (31-10-2021)
    Kabul! Kabul! Con đường phía trước (22-08-2021)
    Vai trò chuyển tải thông điệp Liên minh Á châu của tướng Lloyd J. Austin (31-07-2021)
    Hiện tượng mong manh để hồi sinh thoả ước 2015 (03-07-2021)
    Hiện tượng mong manh để hồi sinh thoả ước 2015 (03-07-2021)
    Điểm bắt đầu hay sau cùng của tội ác chiến tranh (05-06-2021)
    Sự tương phản giữa John Lock & Karl Marx (17-04-2021)
    Tranh chấp Biển Đông không còn là ẩn số (28-03-2021)
    Trung cộng trước vành đai chiến lược của Hoa Kỳ. (10-03-2021)
    Trục Quay Chiến Lược (02-02-2021)
    Chính sách đối ngoại của Joe Biden; nếu trúng cử. (21-10-2020)
    Liên Minh Á Châu (12-09-2020)
    Trung cộng trước cơn thịnh nộ của Hoa kỳ (09-08-2020)
    Có hay không có Vùng Nhận Diện Phòng Không (ADIZ). (05-07-2020)
    Bản chất và hiện tượng của lãnh đạo Bắc Kinh (22-06-2020)
    Trung Quốc trên chặng đường phải đến. (17-05-2020)
    Mẹ ơi! Cho con dĩa cá chuồn. (13-05-2020)
    Rising concerns over recent escalations in the East Sea (South China Sea) (24-04-2020)
    Bạo lực không thể khuất phục lòng dân. (10-03-2020)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152749574.